Menu Đóng

Những phong tục truyền thống ở Kyoto

Du lịch Nhật Bản, bạn đến với Kyoto một địa danh nổi tiếng của đất nước mặt trời mọc. Ngoài được tham quan vãn cảnh, thưởng thức những món ăn đặc sắc vùng miền và được tìm hiểu văn hóa lịch sử truyền thống. Một điều bạn nên biết khi đến đây đó là các phong tục truyền thống tại Kyoto. Tại Kyoto những chùa cổ đều được giữ nguyên vẹn, những ngôi đền, các lối đi bằng đá và nhiều ngôi nhà Nhật Bản truyền thống được bảo tồn. Sau đây là một số phong tục được người dân lưu truyền mà du khách nên biết khi.

Xem thêm: > tour Triều Tiên

  1. Maiko và Geisha

Các Geisha đầu tiên xuất hiện từ thời Edo, cách nay khoảng 300 năm. Geisha (nghệ giả) – gọi theo ngôn ngữ Kansai là Geiko hoặc Geiki (nghệ sĩ) – và Maiko (vũ kĩ) là những cô gái được đào tạo khả năng múa, hát, chơi nhạc cụ truyền thống như đàn Shamisen, đàn Koto, đặc biệt là cách nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện trong các buổi tiệc của giới thượng lưu.

Maiko và Geisha là những phụ nữ làm công việc chào đón và trình diễn nghệ thuật tại các phòng trà, nhà hàng truyền thống. Họ được rèn luyện từ lúc nhỏ với các môn nghệ thuật như múa quạt, đàn shamisen và dẫn dắt các trò chơi truyền thống. Nghề Geisha bắt đầu nổi lên vào năm 794, khi hoàng gia dời đô về Kyoto. Bạn có thể thấy các Geisha tại quận Gion và đường Hanamoji.

Cách trang điểm của Geisha và Maiko cơ bản là giống nhau, với mặt trát phấn trắng dày, mắt kẻ đen, môi tô đỏ. Nếu để ý, bạn sẽ nhận ra là Geisha tô toàn bộ môi, trong khi các Maiko chỉ tô một phần nhỏ.Các Maiko thường búi tóc cao, trong khi các Geiko sẽ mang tóc giả. Về guốc đi lại thì Maiki mang chiếc guốc gỗ cao ngất, đó là đặc trưng của họ, còn Geishe chỉ mang những đôi guốc thấp và thoải mái hơn.

Xem thêm: > Minh Châu – Quan Lạn

  1. Kimono

Kimono xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ thứ 7, thời đại trị vì của vua Heian dưới dạng những bộ đồ lót bằng cotton, nhưng phải đến khi người Nhật đã chắt lọc được những tinh túy, sáng tạo nó thành một kiểu riêng , đẹp và cầu kỳ hơn rất nhiều thì Kimono mới chính thức trở thành trang phục truyền thống của người Nhật.

Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ  Phù Tang với hình ảnh người phụ nữ Nhật Bản đẹp, kiêu sa cùng với những cánh hoa anh đào mỏng manh. Và Kimono quả thực là độc đáo nhất trong số trang phục truyền thống của Nhật Bản.

Xưa kia, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng Kimono như trang phục hàng ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc Kimono như nghi phục chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản mặc Kimono thường chỉ thấy trong các đám cưới hoặc các dịp lễ theo kiểu truyền thống khác.

Kimono là quốc phục của Nhật Bản, thường được mặc trong các dịp lễ đặc biệt. Nếu bạn muốn mua bộ trang phục này, có thể ghé thăm các cửa hàng ở quận Nishijin. Đây cũng là nơi diễn ra các buổi trình diễn Kimono.

Xem thêm: > Du lịch Bản Xôi

  1. Tiệc trà

Văn hóa uống trà là một nét văn hóa có trong nhiều quốc gia phương đông, nhưng để trở thành và nâng nó lên thành một thứ đạo có lẽ chỉ có thể là người Nhật. Trà không phải chính gốc của người Nhật mà nó được du nhập từ Trung Quốc, nhưng những nghi thức thưởng trà đã được người Nhật cải biển và nó trở nên độc đáo đến mức khi nhắc đến tiệc trà hay đạo trà người ta sẽ nghĩ ngay đến người Nhật. Trà đạo Nhật Bản thuở ban đầu mang đậm bị ảnh hưởng của Thiền Nam Tông trong Phật giáo,chịu ảnh hưởng nhiều của Thần giáo Nhật Bản trong các lễ nghi và là biểu tượng của sự tối giản nhưng duy mỹ trong văn hóa của người Nhật xưa. Tất cả các công đoạn, các chi tiết của Trà đạo đều tìm tới sự hoàn hảo trong những thứ cực kỳ giản dị.

Trà đạo từ lúc sơ khai, những sự tinh túy của nó đã điểm thêm sự tinh khiết và hài hòa vào cuộc sống của người Nhật, người ta thường nghĩ người Nhật như một cỗ máy nhưng có lẽ khi người Nhật thưởng trà có lẽ suy nghĩ đó hoàn toàn tan biến. Thưởng trà nó thể hiện sự lịnh lãm, lãng mạn, nét kín đào và sự thanh sạch trong một xã hội, một đất nước được coi trọng trật tự. Một điều có lẽ bạn chưa biết về tư tưởng trà đạo của họ. Người Nhật xem trà đạo như một cách để nhẹ nhàng hoàn thiện những thiếu sót trong cuộc sống này.

Người Nhật có thể dùng trà bột hoặc trà nguyên lá và cách pha cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên các quy tắc và tinh thần của Trà đạo là bất biến.